Ý nghĩa, cách trưng bày mâm ngũ quả 3 miền ngày Tết

Mâm ngũ quả là thứ không thể thiếu trong ngày tết truyền thống ở Việt Nam. Mâm trái cây với 5 loại quả khác nhau mang đậm màu sắc văn hoá nước ta. Tuy nhiên, tại mỗi vùng miền khác nhau mâm ngũ quả ngày tết đều có một chút khác biệt. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa, cách trưng bày mâm ngũ quả 3 miền nhé.

Nguồn gốc, lịch sử mâm ngũ quả ngày tết

Mâm ngũ quả ngày tết là tên gọi của một mâm trái cây, được trang trí với 5 loại quả khác nhau. Những loại quả mang đến mong ước, hy vọng của gia chủ về năm mới sắp đến. Đây là một trong những thành phần rất quan trọng để trưng bày trên bàn thờ, bàn tiếp khách ngày tết.

Nguồn gốc của những mâm ngũ quả 3 miền ngày tết.
Nguồn gốc của những mâm ngũ quả 3 miền ngày tết.

Tuỳ vào tên gọi, màu sắc của mỗi loại trái cây sẽ mang đến những ước nguyện khác nhau của gia chủ. Ví dụ như mâm ngũ quả 3 miền gồm: Mãng cầu, quả dừa, đu đủ, xoài, chuối với mong muốn cầu cho mọi thứ đến vừa đủ, hạnh phúc, gia đình sum vầy. 

Ngày nay, các mâm ngũ quả ngày tết không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn về thẩm mỹ. Mâm ngũ quả phải có ý nghĩa, phải sử dụng đúng loại trái cây, phải được bày biện đẹp mắt và ấn tượng. 

Mâm ngũ quả 3 miền có giống nhau không?

Thực tế mâm ngũ quả từng miền đều có ý nghĩa giống nhau dựa trên kinh Vu Lan Bồn. Hình ảnh 5 loại trái cây với 5 màu sắc tượng trưng cho ngũ phúc lâm môn. Ngoài ra, số 5 được xem là số tốt trong phong thuỷ. Vậy nên mâm ngũ quả 3 miền đều giống nhau về ý nghĩa, về mong ước và cả tính thẩm mỹ.

Sự khác nhau giữa mâm ngũ quả của 3 miền.
Sự khác nhau giữa mâm ngũ quả của 3 miền.

Tuy nhiên, mâm ngũ quả mỗi vùng miền sẽ có sự khác nhau ở phần lựa chọn trái cây. Điều này bắt nguồn từ thói quen dùng trái cây, đặc điểm nông sản của mỗi vùng. Ví dụ như miền Bắc mâm ngũ quả luôn phải có quả chuối. Mâm ngũ quả miền Trung thì đơn giản hơn có quả gì sẽ đặt quả đó vào miễn đẹp và có ý nghĩa tốt. Đối với miền Nam thì mâm ngũ quả mang ý nghĩa hơn về lời cầu nguyện của gia chủ trong năm mới.

Phân biệt mâm ngũ quả ở 3 miền

Như đã nói thì mâm ngũ quả 3 miền có sự giống nhau về mặt tâm linh, phong thuỷ. Tuy nhiên, về loại quả, cách trưng bày mỗi miền sẽ có những đặc trưng riêng. Mỗi vùng miền khi trưng bày mâm trái cây ngày tết sẽ thể hiện được văn hoá, đặc điểm nổi bật tại nơi đó.

Mâm ngũ quả miền Nam

Đầu tiên là mâm ngũ quả miền Nam, miền Nam là vùng đất giàu nông sản. Nơi đây có sự đa dạng về chủng loại trái cây, đặc biệt là vào mùa xuân. Mâm ngũ quả miền Nam thường sẽ mang ý nghĩa về lời nguyện của gia chủ trong một năm mới. Theo truyền thống, mâm ngũ quả miền Nam sẽ có những quả sau:

  • Mãng cầu.
  • Quả dừa.
  • Quả sung.
  • Đu đủ.
  • Quả xoài.
Mâm ngũ quả miền Nam.
Mâm ngũ quả miền Nam.

Nếu đọc ghép những quả này sẽ là “Cầu Sung Vừa Đủ Xài”. Mâm ngũ quả này sẽ mang ý nghĩa là cầu mong năm mới gia đình sung túc, mọi thứ đều vừa đủ xài. Ngoài ra, mỗi quả có màu sắc đẹp như là xanh tươi, đỏ mọng từ quả sung hoặc vàng ươm như đu đủ, xoài. Thể hiện mong ước sự sung túc, giàu có, cầu mong hạnh phúc cho cả gia đình.

Mâm ngũ quả miền Trung

Người miền Trung vốn đã sống rất đơn giản, khu vực này cũng không có nhiều thế mạnh về nông sản. Vậy nên từ lâu người miền trung vẫn có thói quen bày mâm ngũ quả theo những loại trái cây sẵn có. Thường không cầu kỳ và không nhất thiết phải là những quả theo ý nghĩa sâu sắc như miền Nam.

Mâm ngũ quả miền Trung.
Mâm ngũ quả miền Trung.

Một số chuyên gia thường nhận xét mâm ngũ quả miền Trung là sự giao thoa giữa văn hoá Nam bộ và Bắc bộ. Đây cũng là một điểm nhấn tạo nên sự liên kết của khúc ruột miền Trung qua mâm ngũ quả 3 miền.

Mặc dù không quá cầu kỳ về loại trái cây, nhưng miền Trung hướng đến sự thành tâm và chân thành. Vậy nên các mâm ngũ quả miền Trung thường rất tròn đầy, được trang trí cực kỳ đẹp và chỉnh chu.

Mâm ngũ quả miền Bắc

Mâm ngũ quả miền Bắc sẽ mang đậm yếu tố phong thuỷ, tâm linh nhất trong mâm ngũ quả ba miền. Yêu cầu đầu tiên đối với mâm ngũ quả miền Bắc là phải trưng bày theo ngũ hành. Như vậy cần phải có đủ 5 quả tượng trưng cho Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Với ý nghĩa trời đất, vạn vật dung hòa. Như vậy các loại quả thường được sử dụng sẽ là chuối, phật thủ, bưởi, lê, quýt, nho, cam,…

Mâm ngũ quả miền Bắc.
Mâm ngũ quả miền Bắc.

Cách trưng bày mâm ngũ quả miền Bắc cũng khác so với các miền còn lại. Có thể đổi các loại quả khác nhau nhưng nhất định phải có chuối và dùng mâm hình tròn. Điều này thể hiện sự sum vầy, sung túc và trọn vẹn cho một năm mới.

Vừa rồi là những thông tin về cách trưng bày, ý nghĩa của mâm ngũ quả 3 miền ngày tết. Mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu hơn về nét đẹp cổ truyền này của dân tộc ta. Đừng quên lựa chọn những loại quả thích hợp nhất cho mâm ngũ quả ngày tết của gia đình mình. Liên hệ Sunrise Fruits để được tư vấn và lựa chọn trái cây an toàn, chất lượng cho dịp đầu năm mới này nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *